Link Video: https://www.youtube.com/watch?si=g0MCfEVNYbfS7YQS&v=8ALiRp6J76s&feature=youtu.be
a. [THIẾT BỊ - DỤNG CỤ]
+ Máy pha Astoria Storm FRC
+ Máy xay Compak pk100
+ Cân điện tử Tay nén
(Tamper)
+ Cục phân bố (Grooming tool)
b. [CÀ PHÊ]
[UTOPIA] từ Hyper coffee roastery
+ Vùng trồng: Antioquia, Colombia
+ Nhà sản xuất:
Elpidio Arboleda Tabares, trang trại La
Soledad
+ Độ cao:
1992 m So với mực nước biển
+ Giống: Caturra Chirozo
+ Sơ chế: Ướt
+ Độ rang: Nhạt (Light - Medium)
+ Miêu tả: Hương Hoa, Vị chua sáng của Cam ,
ngọt dịu Hạnh Nhân, vị đắng dịu Trà
Đen, Ngọt ngào, Đầy đặn và Dư vị kéo dài.
II. [CÔNG THỨC]
a. [OLD SCHOOL]
Theo truyền thống,
espresso được chiết suất theo tỉ lệ 1:2 –
1:3 trong 20-30s. Khi chiết suất Espresso cho các hạt rang nhạt, sử dụng tỉ lệ 1:2 nếu bạn muốn nhấn mạnh vị chua cao
của trái cây (thỉnh thoảng sẽ gây ra sự mất cân bằng). Nếu muốn vị chua trở nên dễ chịu và cân bằng hơn thì bạn nên sử dụng tỉ lệ cà phê /
Nước cao hơn khoảng 1:2.5
- 1:3. Hôm nay BW sẽ thử công thức tỉ lệ 1:2.6 với mục đích
tách Espresso có vị chua dễ chịu và cân
bằng hơn.
Công thức pha thực tế:
∆ Độ xay: 140 Micron máy xay pk 100
∆ Nhiệt độ: 92 ℃
∆ Tỉ lệ: 1:2.6 (In:
17g, Out: 43g)
∆ Thời gian: 28s
ð Kết quả: Shot
Espresso nằm trong thời gian tiêu chuẩn có vị chua sáng hơi cao của chanh vàng, đắng của trà đen, béo mịn tuy nhiên hơi đắng và bám
ở phần hậu vị. Do đó
trái với kỳ vọng, dù lấy tỉ lệ nước nhiều hơn nhưng vị chua vẫn cao, đắng và bị khô ở hậu vị
b. [OLD SCHOOL VỚI BƯỚC NGÂM DÀI]
Để cải thiện vị chua, đắng và cảm giác khô chát, BW sẽ thử Profile giống lần pha đầu tiên,
tuy nhiên sẽ kéo dài thời gian ngâm (Pre-Infusion) trong 10s với 60% cần gạt của Storm
(áp suất 4-5 bar). Với dòng chảy nhẹ nhàng sẽ giúp các hạt cà phê
nở đều trước giai đoạn chiết suất chính thức, giúp
việc chiết suất các phần tử hương vị diễn ra hiệu quả hơn.
Công thức pha thực tế:
∆ Độ xay: 160 Micron máy xay pk 100
∆ Nhiệt độ: 92 ℃
∆ Tỉ lệ: 1:2.6
(In: 17g, Out: 43.6g)
∆ Pre-infusion:
10s áp suất 4-5 bar
∆ Thời gian: 26s
ð Kết quả: Shot
Espresso này thật sự ấn tượng với vị chua
sáng nhưng không quá
cao như profile đầu tiên, đầy đặn, béo mịn mang đến cảm giác giống cam chín, vị ngọt rõ, sự khô chát
đã giảm đi rất nhiều, ít đắng và dư vị ngọt ngào.
STORM FRC rất hiệu quả trong việc trải nghiệm các hồ sơ pha đa dạng. Nguồn: Quang Tân Hòa |
c.
[TURBO SHOT]
Tiếp theo sẽ
là 1 profile có tên gọi Turbo
shot với công thức
tỉ lệ
1:2.6, thời gian chiết
suất nhanh 15 giây với áp suất
vừa phải
(5-6 bar). Trái với Espresso
truyền thống
cần độ
xay rất mịn
và áp suất pha 9 bar và thời gian dài để làm ra 1 shot espresso có lớp crema đẹp
và hương vị
phong phú cùng Body tròn đầy, về lý thuyết
hương vị mong muốn
của Turbo shot sẽ có Body siêu mỏng, vị
đắng ít, vị
chua hơi cao, cùng với vị
ngọt nhẹ ở hậu vị.
Công thức pha thực tế:
∆ Độ xay: 210 Micron máy xay pk 100
∆ Nhiệt độ: 92 ℃
∆ Áp suất: 5 bar (60% Cần gạt của Storm)
∆ Tỉ lệ: 1:2.6
(In: 17g, Out: 44.4g)
∆ Thời gian: 15 s
ð Kết quả: Shot
Espresso với vị chua sáng hơi cao, một ít vị mặn liên tưởng đến dâu tây,
đắng nhẹ hạt phỉ, Body khá
mỏng. Tuy nhiên shot này hơi khó uống vì có
hương thơm yếu và không
cân bằng do độ chua cao
so với phần còn lại.
d. [HYPER SHOT]
Tiếp theo BW sẽ sử dụng 1 công thức [HYPER SHOT] rất dễ áp dụng nếu điều kiện máy pha và máy xay của bạn không thuộc dạng quá xịn với cỡ xay đều hay tác động được đến lượng nước hay áp suất khi chiết suất. Với công thức này bạn sẽ xay thô và chiết suất với áp suất đầy đủ (8-9 bar) trong thời gian ngắn 15-17s với tỉ lệ 1:2.6 cho cà rang nhạt để hạn chế những nốt tiêu cực như chua gắt, đắng, khô chát ở hậu vị. Thông thường với công thức này, tách Espresso mong muốn sẽ chủ yếu có vị chua sáng của trái cây, cường độ vị chua tuy cao nhưng mau giảm vì có vị ngọt và đắng nhẹ hỗ trợ, body mỏng, nhẹ nhàng dễ chịu. Có nhiều bạn cảm thấy Profile này dễ uống vì cảm giác giống với pha Filter, nên BW thường hay gọi vui đầy là Espressso-Filter Profile. Một lưu ý nữa cho những bạn hay ám ảnh chuyện Under hay Over Extract thì dù chiết suất rất nhanh trong thời gian ngắn nhưng TDS đo bằng (Pal-Pocket) luôn nằm trong khoảng 8%, nếu tình ra chiết suất thì được khoảng 21% (8 x 45g / 17g = 21,17%), không quá
Under Extract như nhiều bạn vẫn nghĩ.
Công thức pha thực tế:
∆ Độ xay: 170 Micron máy xay pk 100
∆ Nhiệt độ: 92 ℃
∆ Tỉ lệ: 1:2.6
(In: 17g, Out: 45.1g)
∆ Thời gian: 14s
ð Kết quả: Shot
Espresso với vị chua sáng của Chanh vàng,
ít đắng, ngọt nhẹ, Body mỏng, hương thơm yếu và hậu vị hơi ngắn phù hợp với bạn nào thích
vị chua trái cây chủ yếu trong
Espresso.
Máy xay PK 100 từ Compak Nguồn: Quang Tân Hòa |
1/ Đọc thông tin trên bao bì
Thông thường trên bao bì sẽ gợi ý những thông tin quan trọng ảnh hưởng đến việc chiết suất như
+ Độ cao: các hạt trồng trên
1400m so với mực nước biển (aslm) sẽ có độ cứng cao, mật độ dày và
thiên hướng vị chua sáng và phong phú.
+ Độ rang: Nhìn
chung, hạt rang sáng (Light đến Light-Medium) sẽ cứng, khó vỡ, mật độ dày hơn hạt rang đậm, do đó
các hợp chất hương vị trong hạt rang nhạt sẽ khó chiết suất và cần nhiều nỗ lực hơn.
+ Hồ sơ hương vị tham khảo: Cùng là
rang nhạt, nhưng có những hạt thiên về trái cây, hương hoa tươi sáng với độ chua rất cao (Ethiopia, Kenya, Rwanda…), hay hạt thiên về các nhóm
hạt phỉ hay đường nâu (Guatemala, Brazil, Việt Nam) với vị chua vừa phải. Ví dụ cùng độ rang nhạt nhưng cách chiết suất Espresso dành cho Ethiopia sẽ rất khác Guatemala,
chủ yếu là do
khác nhau về cường độ và tính phức tạp của vị chua.
+ Ngày
rang: Thời gian khử Co2 dành cho các hạt rang nhạt thường sẽ lâu hơn so với độ rang đậm. Lí do là vì khi rang nhạt, hạt sẽ có cấu trúc “Đóng”
với hạt ít nở và mật độ dày đặc, điều này khiến CO2 khó
thoát ra và được giữ lại lâu hơn. Do đó, để chiết suất Espresso
hiệu quả dành cho
cà rang nhạt, bạn cần thời gia degas dài hơn (tầm 7-2 tuần cho hạt rang nhạt)
2/ Nhiệt độ
Như đã đề cập cà phê
rang nhạt có độ cứng và mật độ dày hơn rang đậm nên sẽ khó chiết suất hơn. Do đó cần sử dụng nhiệt độ cao hơn (94-95c) để các hợp chất hương vị được chiết suất ra hiệu quả. Tuy nhiên
nếu Espresso có vị chua gắt khó chịu, bạn nên sử dụng nhiệt độ thấp hơn để vị chua mềm mại và dễ chịu hơn.
CHIẾT XUẤT VÀ
NHỮNG
YẾU
TỐ
CẦN
NẮM
3/ Lượng cà phê vừa phải và độ xay không quá mịn (Dose / Grind)
Nghe có vẻ ngược đời nhưng bạn có thể thử sử dụng Dose
17g thay vì 18-20g và xay thô một chút, tất nhiên thời gian
chiết suất sẽ ngắn hơn nhiều (khoảng 15-18 giây). Điều này sẽ giúp nước dễ thấm qua bánh cà phê và tất cả các hạt cà phê sẽ được chiết suất hiệu quả hơn vì khả năng bị channeling thấp. Tuy
nhiên với điều kiện bạn cần chuẩn bị 1 bánh cà phê chuẩn chỉnh (như lấy đủ lượng cà
phê, nén cân và đủ lực, không có khe hở trên bề mặt…) ngoài ra bạn cũng có
thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ như Puck
screen hay IMS shower để tăng hiệu quả.
4/ Áp suất hay lưu lượng nước (Pressue / Flow rate) Lượng nước hay áp suất trên bề mặt bánh nhẹ nhàng (Đặc biệt trong
giai đoạn ngâm hay Pre-infusion) giúp nước thấm đều hạt cà phê và chiết suất đầy đủ, hiệu quả hơn. Một số dòng máy
hiện đại như Storm sẽ cho phép người dùng
tác động đến dòng chảy chiết suất. Nếu máy có áp
suất quá lớn, bạn có thể sử dụng Puck
Screen đặt trên bột cà phê
cũng sẽ giúp làm giảm ám lực nước trực tiếp lên bột cà phê giúp chiết suất hiệu quả hơn.
ESPRESSO
NÂNG CAO PHẦN
4 ÁP SUẤT
ẢNH
HƯỞNG
ĐẾN
CHIẾT
SUẤT
NHƯ
THẾ
NÀO
5/ Tỉ lệ cà phê và nước
(Ratio)
Do trong cà phê rang nhạt có xu hướng độ chua cao (Đặc biệt các dòng có vị chua và
các nốt tươi sáng như Kenya, Ethiopia), chiết suất với tỉ lệ 1:1 – 1:2 sẽ có xu hướng chua hơi gắt và thi
thoảng sẽ có vị mặn gây mất cân bằng. Tỉ lệ nước cao hơn (1:2.5 chẳng hạn) sẽ giúp vị chua mềm mại, dễ chịu hơn, ngoài
ra, vị mặn hay cảm giác khô chát cũng sẽ giảm đi giúp
shot Espresso trở nên cân
bằng và dễ uống hơn.
6/ Thời gian chiết suất
Nếu bạn chiết suất Espresso với các
dòng máy pha truyền thống với áp suất cao (Không tác động đến áp suất, nhiệt độ…) thì lời khuyên
sẽ là thời gian
chiết suất không
nên quá lâu vì cường độ của vị chua, đắng sẽ cao tuy nhiên khá khó chịu, hơi bám và
thường gây mất cân bằng.
V. BONUS: LÀM GÌ KHI CÀ PHÊ BỊ CHUA GẮT
1/ Giảm nhiệt độ (88-90c): nhiệt độ thấp hơn sẽ giúp hạn chế chiết suất phần tử hương vị, trong đó có vị chua giúp
tách Espresso cân bằng hơn.
2/ Xay mịn hơn: Giúp nước thấm qua chậm hơn đồng thời kéo dài thời gian
chiết suất, giúp
các phần tử hương vị khác (Ngoài vị chua) được chiết suất hiệu quả hơn.
3/ Tăng tỉ lệ nước với cà phê (Chiết suất dài nước hơn): Bạn có thể sử dụng tỉ lệ 1:2.5 –
1:3 thay vì 1:2 để vị chua dễ chịu và cân bằng hơn
Lưu ý, các profile này được đề suất dựa trên trải nghiệm cá nhân nên chỉ mang tính tham khảo, BW sẽ rất vui nếu bài viết giúp ích cho các bạn trong việc tìm ra Profile pha
Espresso phù hợp, đặc biệt là cà phê rang nhạt, nếu có thắc mắc hay phản biện gì mọi người để comment bên dưới nhé.
Bài viết bởi Cọ và được hỗ trợ từ hãng Astoria và
Compak
Mọi hình thức chia sẻ, vui lòng ghi nguồn trích dẫn từ Barista weapons
Tham Khảo
https://www.youtube.com/watch?v=6zDT2DpFb_E&ab_channel=TheRealSprometheus
https://coffeechronicler.com/allonge-vs-lungo-turbo-shot-sprover/]
https://www.brewcoffeehome.com/how-long-should-you-rest-coffee/
Bài chia sẻ rất hay và sâu sắc. Cảm ơn tác giả.
ReplyDeleteMột vùng trời kiến thức mới anh ui! cảm ơn anh ạ
ReplyDeleteNhiều profile mới lạ quá!
ReplyDelete